Saturday, 20/04/2024 - 01:17|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường TH&THCS Khâu Tinh

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TNMKER VÀO CHẤM THI TRẮC NGHIỆM

Được sự nhất trí cho phép của BGH trường THPT ATK Tân Trào về việc ứng dụng thử nghiệm phần mềm TN Macker vào việc chấm các bài trắc nghiệm khách quan.

     I. Giới thiệu

- Điện thoại thông minh- Smartphone- đã và đang là vật dụng cá nhân phổ biến- phổ thông với tất cả mọi người

- Phần mềm chấm trắc nghiệm TN Macker sử dụng điện thoại thông minh, với giao diện và cách thức sử dụng đơn giản. Việc sử dụng phần mềm này sẽ giúp thầy, cô giáo tiết kiệm đáng kể thời gian trong việc chấm bài trắc nghiệm khách quan

- Học sinh được thực hành kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm tương tự như thi THPT Quốc gia, qua đó giúp học sinh làm quen, làm thành thạo cách tô, cách làm các phiếu trả lới trắc nghiệm

- Ngoài đề thi, đề kiểm tra được phát, mỗi HS được phát thêm 01 phiếu trả lời trắc nghiệm. Bài làm trên Phiếu do vậy trong thời lượng 45 phút kiểm tra bình thường, giáo viên phải tranh thủ giờ ra chơi tiết trước để hướng dẫn các em làm bài, tránh thiệt thòi về tổng thời gian làm bài của các em.

 

     II. Chi tiết từng bước trong quy trình

         1. Tạo đề thi

          - Đề thi, đề kiểm tra được giáo viên chuẩn bị trước (có thể dùng phần mềm MCMix để trộn đề)

         2. Thi

         a. Phiếu TL (phiếu trả lời)

- Phiếu trả lời phải theo mẫu của ứng dụng nhưng kích thước tỉ lệ so với mẫu thì là tùy ở người in muốn. Miễn không quá bé là ứng dụng vẫn chấm bình thường.  Có 4 loại phiếu chấm gồm có phiếu 20, phiếu 40, phiếu 60 và phiếu 100 câu.

 

 

         b. Điền thông tin vào phiếu trả lời

          - Các phiếu chấm thi sẽ có cấu trúc cơ bản gồm 2 phần là: phần ghi thông tin và phần các ô tô.

Phần ghi thông tin gồm tên, lớp, một số thông tin khác.

Phần thứ hai cũng là phần quan trọng nhất đó là phần các ô tô chia làm 3 phần.Phần 1 là số báo danh, phần 2 là mã đề.Phần 3 chính là phần đáp án.

Chú ý: GV có thể quy định SBD của HS là số thứ tự được ghi trong sổ điểm

       3. Chấm

     a. Tải phần mềm TNMaker

- Đối với hệ điều hành IOS, thầy cô truy cập vào App Store để tìm và tải ứng dụng về.

 

- Đối với hệ điều hành Android, thầy cô truy cập vào CHPlay tìm và tải ứng dụng về.

 

- Sau khi cài đặt về máy điện thoại, chúng ta nhìn thấy biểu tượng của phần mềm TNMaker.

 

 

    b. Tạo kỳ thi

- Để tạo kỳ thi mới, thầy cô chọn dấu cộng rồi điền thông tin tương ứng với kỳ thi.

 

Ví dụ để chấm bài Tin học học kỳ 1 ta sẽ tạo như sau:

Chọn dấu cộng, điền tên bài là Tin11HK1, điền số câu, hệ điểm rồi nhấn TẠO

 

Kết thúc bước tạo bài chấm thầy cô sẽ có được 1 kỳ thi “Tin11HK1” như thế này. Và giờ đây ta sẽ làm việc trên tệp trên bằng cách bấm vào nó.

 

      c. Nạp đáp án

 

 

Để có thể chấm được các phiếu trả lời của học sinh đã làm thì chúng ta cần phải nạp đáp án cho ứng dụng giống như cách mà chúng ta cầm tờ đáp án so sánh với từng bài vậy.

Để làm được thì ta chọn mục đáp án. Hiện tại thì ứng dụng cho phép nạp đáp án bằng 2 cách là bằng camera, nhập đáp án thủ công.

Nạp đáp án bằng camera: Chọn biểu tượng “camera, đặt tờ đáp án và tiến hành thao tác như thao tác chấm bài. Để lưu lại đáp án mã đề đó các thầy cô bấm vào biểu tượng “save”, nếu muốn làm lại thì bấm vào biểu tượng “back”.

 

- Nạp đáp án bằng cách nhập thủ công: Chon biểu tượng “dấu cộng”, sẽ hiện ra bảng nhập trước hết là mã đề sau đó là đáp án các câu. Thầy cô chọn các đáp án bằng cách chọn từng câu sau đó lưu lại.

 

 

    d. Chấm bài

 

Ở phần trên sau khi đã nạp xong đáp án cho bài “Tin11HK1” chúng ta back lại và vào phần Chấm bài và bắt đầu tiến hành chấm.

 

Nếu ở phần tùy chọn ban đầu bạn lựa chọn Never trong phần Tự động quét thì sau khi chấm xong một bài thầy cô sẽ bấm biểu tượng back để chuyển sang chấm bài tiếp theo.

Nếu trong Tự động quét thầy cô lựa chọn các tùy chọn thời gian khác thì sau khi chấm 1 bài máy sẽ rung 1 nhịp để báo hiệu đã chấm xong bài, rồi sau đó tùy theo thời gian thầy cô lựa chọn ứng dụng sẽ tự động chuyển sang chấm bài tiếp theo.

Thầy cô điều chỉnh phiếu chấm hoặc điện thoại sao cho bốn chấm đen trên phiếu chấm nằm gọn trong 4 ông vuông hiện lên trên màn hình, máy sẽ đưa ra kết quả ngay.

 

      e. Lên điểm:

 Chính là nội dung phần Xem lại trong phần mềm

Phần xem lại này là phần mà ta sẽ xem lại được các bài chấm mà chúng ta đã chấm lúc trước. Các thầy cô có thể vào điểm theo tên bằng cách xem tại đây.

 

Bấm vào các bài chấm đã lưu như bên để xem lại bài đó (màu xanh là HS tô đúng, đỏ là tô sai mà phải tô vào ô màu vàng).

Phần xem lại còn cho phép (Trả phí) xuất kết quả ra file Excel, PDF để các thầy cô tiện lên điểm hay up kết quả. Bấm vào biểu tượng dấu 3 chấm để lựa chọn lưu danh sách bài chấm trong phần xem lại.Thầy cô điền địa chỉ mail để chia sẻ bảng điểm vừa chấm.

 

 

       f. Thống kê(Trả phí)

Đây là một phần cực kì thú vị, việc thống kê với mỗi bài kiểm tra là cần thiết để biết mức độ điểm của học sinh như thế nào.

Với TNMaker các thầy cô có thể dễ dàng biết phổ điểm chung của bài kiểm tra với biểu đồ quen thuộc. Trục nằm ngang thể hiện điểm số của các bài thi, trục nằm dọc thể hiện số lần xuất hiện điểm số đó. Ví dụ như cột cao nhất của biểu đồ bên có chỉ số (x,y) = (4.5, 5) tức là trong tập bài trên số điểm 4.5 xuất hiện 5 lần. Và điểm thống kê là điểm đã được làm tròn 0.25 theo quy tắc làm tròn của bộ.

 

Tiếp theo là phần thống kê đáp án tổng thể: Ngoài phần thống kê chi tiết có thể xem tại phần Xem lại của từng bài ,thầy cô có thể xem phần đáp án đối với từng mã đề một cách tổng quan. Trên từng đáp án của mỗi câu có 1 con số, con số đó biểu thị số lần được chọn của đáp án đó trong tổng số bài chấm. Đáp án đúng sẽ được tô đậm bởi màu da cam và con số bên cột % là tỉ lệ chọn đúng câu đó.

Ví dụ với câu số 1 của đề số 00103 ở hình bên ta có các con số sau: A(2), B(2), C(9), D(0), E(0) và 15.38%. Diễn giải những con số trên như sau:

- Mã đề 00103 có 2+2+9+0+0= 13 (bài làm)

- Trong số 13 bài làm có 2 bài chọn đáp án A, 2 bài chọn đáp án B, 9 bài chọnđáp án C và 0 lần đối với đáp án D và E.

- Tỉ lệ làm đúng bằng 2(đáp án B)/13= 15.38%.

Như vậy căn cứ vào thống kê này ta có thể đưa ra đánh giá câu nào sai nhiều, câu nào sai ít, lỗi sai tập trung nhiều ở đáp án nào, ít ở đáp án nào. Điều này không những có ý nghĩa về mặt đánh giá câu khó dễ, các lỗi hay gặp của học sinh mà thậm chí nó còn có ý nghĩa là công cụ để các thầy cô đưa ra các thử nghiệm về độ nhiễu đáp án trong bài thi trắc nghiệm, đánh giá sự tiến bộ khi đối mặt với các bẫy trắc nghiệm của học sinh qua từng bài kiểm tra.

Phạm Ngọc Chiến (THPT ATK Tân Trào)

 

 

 

 

 

 

 

Lượt xem: 72.024
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Hôm qua : 1
Tháng 04 : 22
Năm 2024 : 892